Câu chuyện về những quả đá penalty luôn được nhắc đến rất nhiều trong mỗi kỳ World Cup hay Euro. Gần đây nhất tại kỳ World Cup 2022, người hâm mộ đã được sống trong những phút giây kịch tính, căng thẳng tột độ ở những loạt sút penalty định mệnh. Hôm nay, tạp chí ket qua bong da sẽ cùng bạn nói về những quả đá penalty là gì, một khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng chúng tôi tin chắc không nhiều người hiểu rõ về nó.
Định nghĩa Penalty là gì?
Khi một đội bóng phạm lỗi trong khu vực vòng cấm địa (16m50) thì trọng tài sẽ cho đối thủ được hưởng một quả đá penalty. Khoảng cách từ chấm đá phạt tới khung thành là 11m.
Cầu thủ đá quả penalty chỉ phải đối mặt với thủ môn và khung thành, không có cầu thủ phòng ngự nào được phép truy cản. Anh ta chỉ cần đặt quả bóng vào chấm penalty, chạy đà và thực hiện cú sút để đưa bóng vào lưới, vậy thôi.
Nghe thì khá đơn giản, tuy nhiên đằng sau khái niệm penalty là gì còn có rất nhiều điều bí ẩn mà có thể bạn chưa biết.
Theo đó, Penalty được đánh giá là cơ hội rất ngon ăn dành cho đội bóng được hưởng. Theo các chuyên trang tổng hợp dữ liệu bóng đá nổi tiếng như Opta hay Sofascore, chỉ số xG (bàn thắng kỳ vọng) ở các quả đá penalty dao động từ 0.83-0.85, nghĩa là bạn đá 10 quả penalty thì có khả năng đến 8 quả được thực hiện thành công.
Chính vì thế mà những quả penalty là bất lợi cực lớn với những đội chịu phạt, đặc biệt là với thủ môn của đội bóng đó.
Trong bóng đá chuyên nghiệp, việc có thể cản phá cú đá từ cự ly gần (11m) được xem là rất khó khăn. Những người gác đền phải phán đoán và phản xạ nhanh nhất có thể để có thể cản bóng. Nhưng với khoảng cách đó, cộng thêm lực sút từ các cầu thủ chuyên nghiệp, các thủ môn gần như không có cơ hội.
Lý thuyết là vậy nhưng có một yếu tố “vô hình” ảnh hưởng rất lớn đến những quả đá penalty – chính là TÂM LÝ. Không ít cầu thủ hay siêu sao trên thế giới đứng trước áp lực tâm lý nặng nề đã không thực hiện được quả đá penalty như ý muốn.
Điển hình là cú sút penalty lên trời của Roberto Baggio tại chung kết World Cup 1994, thổi bay luôn chức vô địch thế giới của người Ý. Hay phần nào đó là Lionel Messi tại Copa America 2015, 2016 khi thiên tài người Argentina thất bại trên chấm đá tưởng chừng “ngon ăn” này.
Thực tế, những ví dụ BongDa INFO vừa đưa ra là ở những giải đấu quốc tế lớn, nơi các cầu thủ thường gánh áp lực tâm lý to lớn trước chấm penalty, chứ trong các giải đấu league (VĐQG), họ hiếm khi sút hỏng.
Thống kê cũng chỉ rõ điều đó, Ngoại hạng Anh mùa 2019/20, có đến 79/92 quả đá 11m được thực hiện thành công. Trước đó mùa 2018/19, tỷ lệ thành công cũng là 87/103. Tất cả đều xấp xỉ con số 85%.
Khi nào một đội được hưởng penalty?
Qua định nghĩa penalty là gì, có thể thấy các quả đá phạt từ cự ly 11m luôn mang đến sự căng thẳng và hấp dẫn cho các trận bóng đá. Thực tế, có nhiều tình huống khác nhau mà trọng tài có thể quyết định cho đội bóng được hưởng một quả đá penalty.
Thứ nhất là một đội bóng phạm lỗi trái phép với đội bạn. Thứ hai, tình huống phạm lỗi đó diễn ra trong khu vực 16m50.
Một trong những lỗi phổ biến nhất diễn ra trong vòng cấm địa là lỗi cố tình dùng tay chơi bóng, đối với một cầu thủ không phải là thủ môn.
Tiếp theo là những lỗi nghiêm trọng có thể là việc đẩy, kéo áo, ngán chân hoặc cản người không bóng trong một cơ hội ghi bàn rõ ràng. Trong trường hợp này, trọng tài sẽ thổi còi và chỉ định một quả penalty cho đội bị phạm lỗi.
Ngoài ra, với bóng đá hiện đại ngày nay, trọng tài có thể cho một đội được hưởng penalty sau khi tham khảo công nghệ VAR (Video Assistant Referee).
VAR là một công cụ hỗ trợ quyết định của trọng tài bằng cách sử dụng các đoạn video quay chậm để kiểm tra các tình huống tranh cãi, bao gồm cả việc xác định xem có phạm lỗi trong khu vực vòng cấm địa hay không.
Các quy định về quả đá penalty là gì?
Các quy định khi thực hiện quả đá penalty được ban hành bởi hội đồng quản lý luật bóng đá quốc tế (IFAB). Dưới đây là những quy định cơ bản mà cầu thủ sút penalty và thủ môn phải tuân thủ:
Người sút penalty
+ Cấm không được làm động tác giả khi sút bóng, chỉ được phép làm động tác giả trong quá trình chạy đà. Nghĩa là khi đã đặt chân trụ để chuẩn bị sút, cầu thủ làm động tác giả nếu có đưa được bóng vào lưới sẽ phải thực hiện lại và nhận thẻ vàng.
+ Nếu vi phạm lần thứ hai, quả đá sẽ bị hủy và đối thủ được hưởng đá phạt lên.
+ Không được có hành vi trêu ngươi, khiêu khích, phi thể thao đối với người chơi hay cổ động viên đối thủ.
+ Khi cú đá penalty là gì đã được thực hiện, cầu thủ chỉ được phép đá bồi trong trường hợp bóng đập vào người thủ môn hay do thủ môn cản phá bật ra. Nếu bóng trúng khung thành, tình huống đá bồi sẽ bị tính là phạm luật.
Thủ môn
+ Phải đứng ở vị trí cố định trên vạch gôn trước khi người sút chạm vào bóng.
+ Không được di chuyển ra khỏi vị trí của mình trước khi bóng được sút. Nếu cả 2 chân đều di chuyển lên trước vạch gôn trước khi cú sút được thực hiện, quả đá penalty sẽ được đá lại (trong trường hợp bóng không đi vào lưới).
+ Không được khiêu khích, gây ức chế đối thủ bao gồm các hành động như chạm vào lưới hay cột khung thành, cố tình cầm bóng làm trì hoãn cú đá, làm đối thủ mất tập trung với những chiêu trò nhảy múa, quơ tay quơ chân,…
Tất nhiên, những quy định về các quả đá penalty là gì cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Dẫu vậy, có thể thấy được IFAB hay FIFA đang dần hoàn thiện luật đá penalty để mang đến tính công bằng cao nhất.
Vậy bạn có thắc mắc lịch sử về những quả đá penalty ra đời như thế nào không, tiếp tục cùng BONGDAINFO tìm hiểu nhé.
Penalty ra đời như thế nào?
Để hiểu được nguồn gốc và lịch sử phát triển của quả đá penalty, chúng ta cần quay ngược thời gian về những ngày đầu của bóng đá hiện đại.
Nếu bạn nghĩ rằng quả đá penalty đã xuất hiện từ khi bóng đá được tạo ra, bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng, ban đầu, không có khái niệm về đá phạt 11m như ngày nay. Trong thế kỷ 19, khi bóng đá mới chỉ là một trò chơi phổ biến ở Anh và một số quốc gia châu Âu khác, luật lệ của môn thể thao này vẫn còn rất sơ khai và chưa được chuẩn hóa.
Phải đến năm 1891, quả đá penalty mới lần đầu tiên được giới thiệu trong Luật Lệ Bóng Đá (The Football Rules) của Hiệp Hội Bóng Đá Anh (The Football Association – FA). Điều này được thực hiện sau cuộc thảo luận kịch liệt về cách xử lý các lỗi vi phạm trong khu vực vòng cấm địa.
Bất ngờ hơn, người đã phát minh và được xem là “cha đẻ” của những quả đá penalty là William McCrum, một người chơi ở vị trí thủ môn.
Với sự ra đời của quả đá penalty là gì, mọi tranh luận được giải quyết một cách rõ ràng và công bằng hơn. Đội bị phạm lỗi sẽ được hưởng một quả đá phạt với cơ hội thành bàn rõ ràng.
Theo nhiều ghi chép, cú sút 11m đầu tiên được diễn ra vào ngày 2 tháng 8 năm 1891 tại giải VĐQG Scotland. Và người thực hiện quả đá penalty đầu tiên trong lịch sử là McLuggage.
Tuy nhiên, không có bản ghi chép cụ thể về quả đá penalty đầu tiên này. Mặc dù vậy, quả đá penalty đầu tiên đã mở ra một chương mới trong lịch sử của bóng đá. Từ đó, penalty đã trở thành một phần không thể thiếu của bóng đá hiện đại, là những tình huống đối kháng đơn sơ nhưng bao hàm nhiều cảm xúc bậc nhất lịch sử.
Ở phần cuối của bài viết, BongDa INFO giải đáp một trong những khái niệm liên quan mật thiết với những quả đá penalty. Đó chính là đá luân lưu.
Đá luân lưu là gì?
Bên cạnh penalty thì một trong những trường hợp cũng được thực hiện từ chấm phạt đền 11m, là loạt đá luân lưu. Đây là phương thức được sử dụng để phân định thắng thua trong những trận đấu loại trực tiếp mà hai đội vẫn hòa nhau sau khi kết thúc thời gian thi đấu chính thức và hiệp phụ.
Loạt luân lưu bắt đầu bằng việc mỗi đội sẽ chọn ra 5 cầu thủ để thực hiện các quả đá penalty. Nếu sau loạt đá này một trong hai đội đã dành chiến thắng, thì trận đấu kết thúc tại đó. Tuy nhiên, nếu tỷ số vẫn hòa sau 5 loạt đá, thì loạt luân lưu sẽ tiếp tục từng lượt một cho đến khi có đội chiến thắng.
Khác với penalty là gì, cầu thủ thực hiện quả đá luân lưu từ chấm 11m không được phép đá bồi trong bất cứ trường hợp nào. Bên cạnh đó, cầu thủ khi đá luân lưu thường phải đối mặt với áp lực tâm lý lớn hơn, bởi mỗi quả đá có thể quyết định kết quả của cả trận đấu.
Lời kết
Trong bóng đá, penalty và đá luân lưu là những khái niệm hàm chứa nhiều nghệ thuật bậc nhất lịch sử túc cầu. Từ những cú đá penalty nghẹt thở cho đến những phút giây căng thẳng của loạt đá luân lưu để phân định người thắng kẻ thua.
Đằng sau những quả đá 11m là cuộc chiến tâm lý, là bản lĩnh của người sút lẫn thủ môn. Những quả đá penalty vì thế được ví như chìa khóa mở cánh cửa lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục.
Và với những ai yêu thích trái bóng tròn, đó chính là tinh thần của môn thể thao vua, nơi mà mỗi bước chạm bóng đều mang lại những cảm xúc mãnh liệt và không thể lẫn vào đâu được.
Trên đây là tất tần tật thông tin về chủ đề penalty là gì mà Bóng Đá INFO muốn gửi đến bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã đón xem và để không bỏ lỡ những bài viết hấp dẫn tiếp theo, đừng quên lưu ngay lại địa chỉ website của chúng tôi nhé. Xin chào và hẹn gặp lại!